GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TRƯỜNG MN PHỔ HÒA

Lượt xem:

Đọc bài viết

I/ Cở sở lí luận:

– Theo khái niệm của Unesco,  Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày. Nó đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng.

– Kỹ năng sống là điều cần thiết đối với mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi mầm non điều này càng cần thiết hơn. Vì đây là lứa tuổi này, trẻ rất thích tìm tòi, rất tò mò…. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, trẻ được hình thành và phát triển 1 số kỹ năng sống cần thiết càng sớm thì trẻ sớm được hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình. Trẻ sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững. Có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.

– Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc làm cấp bách và cần thiết hiện nay, nhằm giúp trẻ có những năng lực cần thiết tạo tiền đề cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện. Do đó, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải được tiến hành thường xuyên liên tục và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của mỗi đứa trẻ.

– Là giáo viên Mầm non, tôi luôn suy nghĩ phải tìm ra những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như thế nào để đạt được kết quả tốt hơn. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục một số kỹ năng sống cho trẻ và cũng xuất phát từ những suy nghĩ trên nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Biện pháp giáo dục một số kỹ năng sống cho trẻ mầm non, tại trường mầm non Phổ Hòa”

 

hình ảnh :các cháu vui chơi dưới mái trường

II/ Thực trạng:

– Năm học 2020- 2021 bản thân tôi được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường chủ nhiệm lớp nhà trẻ, lớp tôi có tổng số học sinh là 20 cháu, 100% cháu trong lớp có cùng độ tuổi, tỷ lệ trẻ ra lớp thường xuyên đạt trên 95 %. Trong quá trình dạy cho trẻ ở lớp về một số kỹ năng sống cần thiết, bản thân tôi đã gặp một số  thuận lợi và khó khăn sau:

2.1 Thuận lợi:

– Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường.

– Trường Mầm non Phổ Hòa là trường đạt chuẩn quốc gia, luôn cố gắng phấn đấu trong công tác thi đua dạy tốt, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của Thị xã  Đức Phổ và đạt được các thành tích theo chỉ tiêu phấn đấu, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao.

– Trường lớp gọn gàng, sạch sẽ, phòng học rộng, thoáng mát, vệ sinh an toàn, cơ sở vật chất đầy đủ.

– Trẻ ở lớp ngoan, có nề nếp trong mọi hoạt động và trẻ hứng thú với các hoạt động đặc biệt là những tiết học, hoạt động hình thành kỹ năng sống cho trẻ trẻ rất hứng thú.

– Bản thân, có trình độ chuyên môn, nắm vững phương pháp dạy học, biết sử dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, có tâm huyết với nghề, nhiệt tình và yêu thương trẻ.

– Phụ huynh quan tâm ủng hộ tạo mọi điều kiện như: hỗ trợ về đồ dùng, đồ chơi, học liệu. Thường xuyên đưa đón con đến lớp và trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe, khả năng tiếp thu bài của các cháu để cùng kết hợp với 2 cô đứng lớp có phương pháp giáo dục các cháu tốt hơn.

2.2 Khó khăn:

– Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng thể lực và khả năng tiếp thu không đồng đều. Do độ tuổi trẻ còn nhỏ, trẻ lại hiếu động nên giáo viên còn gặp khó khăn trong việc rèn trẻ kĩ năng, việc uốn nắn hành vi, cử chỉ cho từng trẻ  là vấn đề khó khăn.

– Nhiều cháu chưa mạnh dạn và chưa tự tin khi tiếp xúc với mọi người. Một số trẻ không chú ý, không hứng thú tập trung trong giờ học.

– Phụ huynh quá nuông chiều trẻ làm cho trẻ sinh ra tính ỷ lại vào người lớn mà không chịu làm những công việc đơn giản để tự phục vụ bản thân như: vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc tự múc  ăn.v.v…Những việc làm này vô tình sẽ làm cho kỹ năng sống của trẻ bị tụt lùi và mất dần kỹ năng sống ở trẻ.

– Đa số phụ huynh chưa nhận thức được hết về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, mà chỉ chú trọng đến các môn học làm quen chữ cái, toán. Bên cạnh đó, vẫn có một số phụ huynh cũng quan tâm tới giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, song phương pháp giáo dục trẻ còn thiếu khoa học.

– Hiện nay vẫn có không ít các bậc cha mẹ có những suy nghĩ đi trái ngược lại với xu hướng phát triển của xã hội. Thay vì họ dạy con những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống thì họ lại nuôn chiều, làm thay cho con. Thay vì dành một ít thời gian quan tâm, chăm sóc, đưa con đi chơi, đi học những kỹ năng sống thì họ lại giao cho con một chiếc điện thoại để chơi những trò chơi yêu thích để có thể tiết kiệm thời gian làm công việc, mà họ không hề hay biết được chính những việc làm đó đã thắt chặt con họ vào một cái bọc mà không ai có thể giao tiếp và chạm vào được. Gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.

Hình ảnh: trẻ ngồi xem điện thoại, ti vi… say mê

III/ Một số kỹ năng, biện pháp và nhiệm vụ cụ thể:

– Viêc giáo dục kỹ năng sống tại trường mầm non đóng một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết cho tất cả mọi người. Việc giáo dục cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân hàng ngày sẽ là điều kiện tốt nhất để trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, giao tiếp, nhận thức và thẩm mĩ.

Hình ảnh: trẻ tham gia hoạt động âm nhạc

– Để thực hiện tốt điều này, thì ngay bay giờ chúng ta phải xác định được những kỹ năng cần thiết để giáo dục cho trẻ ở độ tuổi mầm non là gì? Và nhiệm vụ giáo dục thuộc về ai? Và giáo dục bằng biện pháp như thế nào để đạt được hiệu quả cao.

3.1 Một số kỹ năng cần thiết cho trẻ mầm non

Qua quá trình quan sát, nghiên cứu tôi thấy, trẻ ở độ tuổi mầm non cần có những kỹ năng sau:

–  Kỹ năng nhận thức về bản thân: trẻ nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của bản thân từ đó có những hành vi kỹ năng đúng đắng đối với bản thân mình. Như là kỹ năng tự phục vụ (tự vệ sinh, tự mặc đồ, gài nút áo, thắt dây giày, tự cất đồ chơi, sắp xếp đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định…)

Hình ảnh:trẻ tự mặc quần áo

 

Hình ảnh: trẻ tự súc cơm ăn

– Kỹ năng quản lý, kiểm soát cảm xúc: trẻ học cách quản lý, kiểm soát cảm xúc của bản thân qua các hành động như: đi học không khóc nhè, đau ốm phải biết nói với người lớn không cay có, khó chịu với người khác…

 

Hình ảnh: trẻ vui chơi với bạn bè

– Kỹ năng giao tiếp, quan hệ xã hội: trẻ học cách nói chuyện lễ phép với người lớn, trước và sau khi đi học về thì chào cô, chào ông bà, cha,mẹ…

Hình ảnh: trẻ chào mẹ, vui vẻ vào lớp

– Kỹ năng trình bày, thuyết phục.

Hình ảnh: trẻ tự tin trình bày ý kiến

– Kỹ năng hoạt động nhóm

Hình ảnh: trẻ hoạt động nhóm

 

Hình ảnh: trẻ đọc truyện tranh ở góc thư viên

3.2 Biện pháp thực hiện.

3.2.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào các chủ đề.

– Ở chủ đề: “Trường mầm non”: Tôi đã lựa chọn kỹ năng giao tiếp như: Chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui vẻ thân thiện, lắng nghe ý kiến, chia sẻ thông tin, hòa thuận với các bạn. Phối hợp giao lưu trao đổi cách chơi với các bạn, tôi thường đặt ra các câu hỏi mở khuyến khích trẻ trả lời giúp trẻ hiểu hơn về bài học và ghi nhớ lâu hơn.

– Chủ đề gia đình: Tôi dạy trẻ những kỹ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người lớn, quan tâm nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa  sức, biết trò chuyện thân mật lễ phép, nhận biết và thể hiện cảm xúc, chia sẻ đồng cảm, quan tâm đến những người thân trong gia đình như: biết tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại của người thân v.v…

Hình ảnh: bé gái đọc truyện tranh cho em nhỏ nghe

3.2.2 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động học

+ Lĩnh vực phát Triển thẩm mĩ: có thể giáo dục trẻ kỹ năng sáng tạo. Thể hiện rõ ở các tiết vẽ, xé dán, cát dán theo đề tài. Ngoài những nội dung chính cô yêu cầu thì cô giáo còn khuyến khích trẻ sáng tạo thêm cho bức tranh thêm sinh động và sáng tạo. Hoặc thông qua hoạt động hoạt động âm nhạc: cô giáo có thể khuyến khích trẻ sáng tạo nên những tiết tấu mới, hoặc những câu hát mới. Ngoài ra cô giáo có thể dạy hát bài “ Bé tập rửa mặt”, “Rửa mặt như mèo” “Vũ điệu rửa tay”… thông qua bài hát này tôi giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết cách thực hiện các thao tác rửa tay, rửa mặt theo đúng trình tự. Ngoài ra còn rèn luyện kỹ năng ca hát, múa …tự tin cho trẻ

 

Hình ảnh trẻ tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc

+ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:giúp trẻ trau dồi ngôn ngữ, rèn kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống.

Ví dụ: với tiết kể chuyện“Mời bạn đến chơi nhà,“cháu rất nhớ bạn ấy”, tiết “ đóng kịch cây tre trăm đốt”…Tôi kể cho trẻ nghe, đặt câu hỏi đàm thoại để trẻ trả lời, cho trẻ nhập vào vai các nhân vật trong câu truyện. Giáo dục trẻ làm việc theo nhóm, yêu quí bạn bè, chơi với bạn đoàn kết yêu quý, giúp đỡ bạn, không tham lam ích kỷ, không phân biệt đối xử, biết lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng hợp tác với bạn bè, với những người xung quanh.

+ Lĩnh vực phát triển Thể chất: rèn kỹ năng xếp hàng chờ đến lượt, kỹ năng hoạt động nhóm

.

Hình ảnh trẻ xếp hàng chờ đến lượt

+ Lĩnh vực phát triển nhận thức: rèn cho trẻ kỹ năng suy luận logic, kyxnawng hoạt động nhóm. Riêng đối với môn  làm quen với toán: rèn luyện cho trẻ kỹ năng tính toán, đếm số lượng, tách gọp…

+ Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội có thể rèn cho trẻ kỹ năng quản lý, kiểm soát cảm xúc. Ví dụ như không khóc nhè, yêu thương bạn bè người thân trong gia đình, thầy cô giáo…Biết cách biểu hện cảm xúc một cách phù hợp.

3.2.3 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi.

– Qua hoạt động vui chơi trẻ được giao tiếp với nhau bằng lời nói nhỏ nhẹ, ân cần, lễ phép, nói lời cảm ơn, xin lỗi, trao và nhận bằng hai tay… luôn được thể hiện. Tôi lắng nghe và theo dõi để kịp thời uốn nắn sửa sai ngay cho trẻ khi trẻ có những biểu hiện chưa chuẩn mực trong khi chơi. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.

Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, ở nhóm chơi “Bán hàng” thông qua trò chơi này hình thành kỹ năng giao tiếp ở trẻ qua hình thức trẻ đóng vai người bán hàng và người mua hàng. Trẻ còn phải biết thưa gửi lễ phép, đưa và nhận bằng hai tay và nói từ cảm ơn trong khi chơi. Giai đoạn đầu trẻ còn chưa mạnh dạn trong khi chơi, tôi nhập vai làm người bán hàng khi cháu mua hàng tôi chủ động hỏi trẻ “ Bác ơi bác mua thứ gì nào? Trẻ nói mua rau- tiền nè. Tôi phải sửa ngay cho trẻ. Khi mua hàng con phải hỏi bác ơi bao nhiêu tiền một bó rau, bán cho tôi một bó rau ạ, hoặc cháu gửi tiền rau của bác đây ạ…. đối với trẻ mầm non trẻ hiếu động thích tìm tòi khám phá hay bắt chước theo người lớn, vì vậy việc uốn nén kịp thời vô cùng quan trọng hình thành cho trẻ ý thức thói quen như thế trẻ sẽ nhớ rất lâu và dần hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình.

 

Hình ảnh: trẻ chơi đóng vai trong giờ hoạt động góc

3.2.4 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động ở mọi lúc mọi nơi

Ngoài hoạt động học, hoạt động vui chơi ra tôi còn giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi như:

– Trong giờ đón trả trẻ: Tôi ân cần chuẩn mực trong cách xưng hô với bố mẹ trẻ nhằm tập cho trẻ chào thưa lễ phép với cô giáo và với bố mẹ trẻ, tôi cũng trò chuyện với trẻ về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự cất giày dép, ba lô đúng nơi quy định. Ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, biết nói cảm ơn, không nói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác…

– Trong giờ vệ sinh: Tôi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: Rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, cách chải tóc, cách gấp quần áo và đi vệ sinh đúng nơi quy định…

– Trong giờ ăn, giờ hoạt động ngoài trời….

Hình ảnh: trẻ tự phục vụ

3.2.5 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua ngày hội, ngày lễ

– Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non.

– Thông qua các ngày hội, ngày lễ như: ngày 20/11, 22/12, ngày Tết cổ truyền của dân tộc, Ngày Tết Trung Thu, … Tôi cùng với cô dạy chung lớp tổ chức cho trẻ tập các tiết mục văn nghệ theo chủ đề của ngày lễ, các trò chơi dân gian, đồng thời ôn lại truyền thống của ngày lễ để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết nhớ ơn những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người.

Hình ảnh: trẻ vui tết trung thu

3.2.6 Tuyên truyền các bậc cha mẹ giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong gia đình.

– Tôi thường xuyên trao đổi cho phụ huynh biết và yêu cầu phụ huynh theo dõi giúp đỡ để cùng phối hợp giáo dục nhằm hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết như:

+ Trước hết, cha mẹ và những người thân trong gia đình phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.

+ Phụ huynh nên dành nhiều thời gian để trò chuyện và chia sẻ các trải nghiệm cuộc sống cùng con trẻ, không nên âu bế chiều chuộng và nuông chiều trẻ quá mức, không nên làm hết tất cả mọi việc cho trẻ mà phải hướng cho trẻ và chỉ dẫn cho trẻ làm. Có như vậy mới làm cho trẻ không sinh ra tính ỷ lại, dựa dẫm vào người lớn, ngược lại sẽ tạo cho trẻ được tính tự giác, tự lập.

+ Cha mẹ cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống cũng như đồ dùng khác trong gia đình và sử dụng đúng chức năng một cách chính xác và thuần thục. Việc này được thực hiện trong bữa cơm gia đình và hoạt động hàng ngày của trẻ ở nhà, tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỷ năng tự phục vụ và kỹ năng sống tự lập sau này.

+ Phụ huynh nên thường xuyên kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức, các kỹ năng sống giúp trẻ hoàn thiện mình hơn.

+ Phụ huynh nên khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của trẻ, việc này sẽ hình thành kỹ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận tại trường sau này.

Hình ảnh: họp phụ huynh

3.3 Nhiệm vụ

– Để giúp trẻ có được những kỹ năng trên, cần phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Phải xác định được nhiệm vụ cụ thể để việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả cao.

3.3.1 Nhiệm vụ của gia đình

Gia đình là người gần gủi với trẻ nhất, những hành động của các thành viên trong gia đình sẽ có ảnh hưởng đến trẻ. Bởi vậy, gia đình đóng vai trò quan trọng trong công tác phối hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Cho nên các thành viên trong gia đình phải:

+ Gương mẫu hoàng thiện các kỹ năng của bản thân để trẻ có thể noi theo.

+ Động viên, khuyến khích trẻ thực hiện các hành động thuộc kỹ năng sống.

+ Không làm thay trẻ những việc mà trẻ có khả năng làm được.

+ Tăng cường phối hợp với nhà trường, giáo viên để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

3.3.2 Nhiệm vụ của nhà trường

Nhà trường: tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần làm tiền đề cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình.

Hình ảnh: trẻ sinh hoạt trong phòng âm nhac

 

Hình ảnh: trẻ vui chơi đá banh trong khu thể chất của trường

3.3.3 Nhiệm vụ của giáo viên

Giáo viên cô giáo mầm non giống như người mẹ thứ 2 của trẻ, trẻ hết mực thương yêu và nghe lời cô giáo của mình. Mặc khác phần lớn thời gian của trẻ là ở trường mầm non, tiếp xúc với cô giáo, bạn bè. Chính vì thế, trong công tác phối hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non thì giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng.

+ Giáo viên phải gương mẫu thực hiện tốt các kỹ năng của bản thân để trẻ noi theo.

+ Hướng dẫn, thực hiện cùng trẻ những kỹ năng sống hằng ngày.

+ Tạo ra nhũng tình huống, khuyết khích trẻ xử lý.

+ Thường xuyên giáo dục trẻ những kỹ năng sống.

+ Khai thác, tạo điều kiện cho trẻ phát huy những kỹ năng của bản thân.

+ Liên hệ, trao đổi, phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ năng cho trẻ.

IV/ Kết luận:

Kết quả sau khi áp dụng những giải pháp như sau:

– Trẻ tự tin hơn, ngoan hơn, lễ phép hơn, giao tiếp mạnh dạn với mọi người hơn, biết quan tâm giúp đỡ mọi người, nhường nhịn em nhỏ…

– Biết tự phục vụ bản thân, trẻ được hình thành những thói quen vệ sinh văn minh, hành vi có văn hóa.

– Trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc sinh hoạt theo nhóm, tích cực tham gia các hoạt động nhóm và hoạt động nhóm rất hiệu quả.

– Trẻ biết được và đã có kiến thức về các kỹ năng nhằm giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách.

– Giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này.

-Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cụ thể là trẻ mầm non là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần tích cực hơn nữa, cố gắn nhiều hơn nữa trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, nhằm tạo nên những thế hệ trẻ trong tương lai tươi trẻ, năng động, sáng tạo…Góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh và được sánh vai với các cường quốc trên thế giới.